Tip ! Tái phẫu thuật sửa lại mũi hư – tại bệnh viện BK/ BK Dong Yang
Thế nhưng có nhiều trường hợp phẫu thuật mũi vội vàng mà
không tính đến sự hài hòa với toàn bộ khuôn mặt, hoặc sau phẫu thuật phát sinh
tác dụng phụ, không hài lòng với kết quả phẫu thuật. Vì vậy các nhiều trường hợp
này muốn phẫu thuật lại. Khi tái phẫu thuật mũi các bạn nên tư vấn kỹ lưỡng với
bác sĩ để biết được nguyên nhân phải tái phẫu thuật và phương pháp điều trị
thích hợp cũng như lựa chọn phương pháp tái phẫu thuật phù hợp với bản thân.
Nguyên nhân tái phẫu thuật và phương pháp điều trị
Trường hợp
chất độn bị dịch chuyển
① Triệu chứng
Chất độn để nâng cao sống mũi không nằm ở giữa mà nghiêng về
một phía hoặc di chuyển lên trên làm mũi nhìn bị vẹo hoặc mất tự nhiên.
② Phương pháp điều trị
Lấy chất độn hiện tại ra và thay bằng chất độn khác có hình
dạng và độ cong thích hợp và phẫu thuật khoảng trống do chất độn trước kia tạo
ra.
Trường hợp
dị ứng silicon
① Triệu chứng
Trường hợp này rất hiếm xảy ra nhưng nếu sau khi phẫu thuật
mũi sưng kéo dài và sống mũi mọng nước thì có thể nghi ngờ đây là triệu chứng của
dị ứng silicone.
② Phương pháp điều trị
Vì trước khi phẫu thuật không thể dự đoán được phản ứng dị ứng
có xảy ra không nên một khi có phản ứng dị ứng thì cần lấy silicon ra và thay
thế bằng các mô tự thân khó bị viêm (chân bì, mỡ, sụn sườn).
Trường hợp
đầu mũi biến dạng do silicone hình chữ L
① Triệu chứng
Silicone hình chữ L kéo dài tới đầu mũi sẽ chèn ép làm sụn đầu
mũi bị đè nén và biến dạng, đỏ da, mỏng da đầu mũi, chất độn bị lộ ra dưới da
và nghiêm trọng hơn là dẫn đến các vấn đề như bị trồi ra ngoài hoặc bị lệch
v.v…
② Phương pháp điều trị
Lấy silicone hình chữ L ra và đặt lại chất độn chỉ vào phần
sống mũi và phẫu thuật đầu mũi bằng sụn tự thân. Phần da bị yếu nếu để lâu ngày
sẽ làm tình trạng xấu hơn nên khi tái phẫu thuật cần gia cố da bằng các mô tự
thân hoặc alloderm v.v...
Trường hợp
đầu mũi bị biến dạng co rút
① Triệu chứng
Sau khi phẫu thuật trường hợp mũi bị viêm mà không được điều
trị ngay từ đầu thì sẽ dẫn đến bị sẹo bên trong làm mũi bị cứng lại và dẫn đến
hiện tượng co rút. Nếu không được điều trị thích hợp thì mũi có thể bị ngắn và
cứng lại.
② Phương pháp điều trị
Lấy chất độn là nguyên nhân gây viêm ra và dùng chất độn mới
hoặc các mô tự thân khó bị viêm (chân bì, mỡ, sụn sườn) và mũi bị hếch nhiều
nên phải dùng sụn vách ngăn mũi hoặc sụn sườn tự thân để phẫu thuật lại đầu
mũi.
Trường hợp
dáng mũi không phù hợp với khuôn mặt
① Triệu chứng
Nâng gốc mũi quá cao không hài hòa với
khuôn mặt, sửa đầu mũi quá nhọn hoặc làm mũi quá lớn so với khuôn mặt v.v… dẫn
đến bệnh nhân không hài lòng với kết quả phẫu thuật này và muốn phẫu thuật lại.
② Phương pháp điều trị
Khi tái phẫu thuật quan trọng nhất là
thiết kế chính xác. Cần thiết kế phẫu thuật để hạ thấp chất độn ở sống mũi hoặc
hạ thấp điểm bắt đầu của chất độn và nâng đầu mũi cao vừa phải.
Bí quyết của tái phẫu thuật
mũi
1) Sử dụng các mô tự thân
2) Bảo tồn các mô
3) Tìm hiểu nguyên nhân tái phẫu
thuật
Thời điểm tái phẫu thuật
Thời điểm tái phẫu thuật tốt nhất thường là 6 tháng sau khi phẫu thuật, khi các hầu hết mô đã mềm trở lại. Tuy nhiên nếu
là phẫu thuật
đơn
giản như chỉ
nâng sống mũi thì sau 3 tháng cũng có thể
tái phẫu thuật
được.
Trường hợp bị viêm thì trước
hết cần
lấy chất
độn ra và phải
đợi đến
sau khi kiểm tra chứng
viêm đã khỏi hoàn toàn thì mới
có thể tái phẫu
thuật được.
Khi tái phẫu thuật
các mô bị tổn
thương
tương
đối nhiều
so với phẫu
thuật lần
đầu nên khi tái phẫu
thuật cần
thận trọng
và nếu chỉnh
sửa quá mức
thì có thể sẽ
cần phải
phẫu thuật
lại lần
nữa nên khi phẫu
thuật cần
xem xét đến tính ổn
định với
hình dáng tự nhiên phù hợp
với bản
thân.
Liên hệ và tư vấn:
Website: http://www.bkhospital.com
Điện thoại: +82-2-544-0404
Tư vấn tiếng Việt: 094 8070 700
Email tư vấn tiếng Việt: bkhospitalvietnam@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét